
Cao răng là gì?
Khoảng 15 phút sau khi ăn và 2-4 giờ sau khi đánh răng, mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn trong khoang miệng kết hợp với nước bọt tạo thành màng dính không màu được gọi là mảng bám liên tục đóng vào bề mặt răng. Mảng bám có thể được loại bỏ đến 90% nhờ dùng chỉ nha khoa và đánh răng đúng cách, còn phần đọng lại tiếp tục tích lũy dần và vôi hóa theo thời gian bởi các chất muối khoáng có trong nước bọt, trở thành cao răng. Cao răng bám rất chắc, đặc biệt là ở kẽ răng hay nơi tiếp giáp giữa răng với lợi và chỉ có thể được loại bỏ bằng dụng cụ chuyên dụng của nha sĩ.
Tại sao nên lấy cao răng?
Cao răng là một ổ vi khuẩn, nếu không được loại bỏ kịp thời sẽ gây viêm lợi, viêm quanh răng với các triệu chứng như chảy máu, chảy mủ chân răng, lợi sưng đỏ và dễ chảy máu, hôi miệng, ê buốt răng khi ăn uống…, tiến triển nặng có thể dẫn tới viêm tủy, răng lung lay, rụng răng. Nghiên cứu khoa học cho thấy vi khuẩn trong cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ở niêm mạc miệng, mũi họng, tim mạch. Ngoài ra, cao răng thường có màu vàng, nâu hoặc đen nên còn gây mất thẩm mỹ.
Khi nào nên lấy cao răng?
Thời gian đủ để cao răng tích tụ thông thường là khoảng 4-6 tháng, dao động nhanh hoặc chậm hơn tùy thuộc vào thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng của mỗi người. Vì vậy, để ngăn chặn tác hại do cao răng gây ra, Nha khoa Dr. Liệu khuyên bạn nên gặp nha sĩ ngay khi thấy có cao răng hoặc định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần để kiểm tra và loại bỏ cao răng kịp thời.
Lấy cao răng không ê buốt tại Nha khoa Dr. Liệu
Lấy cao răng là thao tác đơn giản, thường được hoàn thành trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, nhiều người không dám lấy cao răng vì sợ đau, sợ ê buốt hay lo ngại bị chảy máu chân răng sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan… nếu dụng cụ nha sĩ sử dụng không sạch. Thấu hiểu tất cả những lo ngại chính đáng đó, ngoài việc áp dụng công nghệ siêu âm giúp dễ dàng loại bỏ cao răng ngay cả ở vị trí ngóc ngách mà không gây tổn thương cho răng và lợi, Nha khoa Dr. Liệu còn chú trọng thao tác nhẹ nhàng, đúng yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh vô trùng, hạn chế tối đa tác động khó chịu như đau nhức, ê buốt, chảy máu… trong và sau khi lấy cao răng, đặc biệt với trường hợp có bệnh lý đi kèm như viêm lợi, tiêu xương ổ răng…
Quy trình lấy cao răng tại Nha khoa Dr. Liệu

Chi phí lấy cao răng
STT |
Nội dung |
Chi phí tham khảo (VND) |
1 |
Khám bệnh, tư vấn thông thường |
Miễn phí |
2 |
Lấy cao răng bằng siêu âm |
|
|
Mức độ ít không kèm viêm lợi |
100.000 |
|
Mức độ trung bình có kèm viêm lợi |
150.000 |
|
Mức độ nhiều có tiêu xương ổ răng |
200.000 – 500.000 |