Niềng răng áp dụng cho những trường hợp nào?
Niềng răng - chỉnh nha là phương pháp khắc phục tình trạng hàm răng không đều nhờ điều chỉnh vị trí của răng trên cung hàm.
Một hàm răng không đều không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn gây khó khăn cho việc giữ gìn vệ sinh, tăng nguy cơ nhiễm bệnh răng miệng như viêm lợi, sâu răng, tiêu xương ổ, lung lay răng… Ngoài ra, răng ở mỗi vị trí đều giữ vai trò riêng như răng cửa dùng để cắt thức ăn, răng nanh xé thức ăn, răng hàm nghiền thức ăn… nên khi các răng không nằm đúng vị trí sẽ ảnh hưởng tới chức năng nhai của răng, gây rối loạn khớp cắn, có thể dẫn đến chứng đau đầu, cổ, vai, lưng hoặc hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm.

Chỉnh nha thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
– Cắn chìa (vẩu răng hàm trên): là trường hợp mà răng cửa hàm trên đưa ra (chìa ra) phía trước so với răng hàm dưới hoặc so với khuôn mặt. Ở tư thế nghỉ bình thường, môi trên thường không che kín được các răng trên.
– Cắn ngược (vẩu răng hàm dưới): toàn bộ răng trước (gồm răng cửa và răng nanh) hàm dưới nằm ngoài, đưa xa ra trước so với răng trước hàm trên hoặc răng trước hàm trên đưa sâu vào trong.
– Cắn chéo: khi cắn khít 2 hàm lại với nhau thì một hoặc nhiều răng hàm trên cắn vào bên trong của răng hàm dưới.
– Cắn sâu: khi cắn khít 2 hàm lại với nhau, các răng cửa hàm trên che phủ toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ các răng cửa hàm dưới; các răng cửa hàm dưới có thể cắn vào lợi phía trong của hàm trên.
– Cắn hở: khi cắn 2 hàm lại, các răng hàm dưới không chạm khít hoàn toàn với các răng hàm trên, mà có một khoảng cách giữa bề mặt nhai của những răng cửa và/hoặc những răng hàm.
– Răng thưa: có khoảng trống giữa các răng có thể do thiếu hoặc mất răng.
– Răng chen chúc: là khi các răng mọc khấp khểnh, cái ra cái vào do không có đủ khoảng cách để cho các răng mọc đều, đẹp trên cung răng.
– Đường giữa không đúng chỗ: khi đường thẳng đi qua điểm tiếp giáp của hai răng cửa giữa hàm trên không trùng với đường thẳng đứng dọc chia đều khuôn mặt nhìn thẳng, và/ hoặc không thẳng hàng với điểm tiếp giáp của hai răng cửa giữa hàm dưới.
– Răng thừa: là khi có nhiều hơn số răng cần có trên cung hàm.
Giới thiệu các phương pháp niềng răng
Có 2 phương pháp niềng răng được nhiều người biết đến hiện nay là niềng răng bằng hàm tháo lắp (sử dụng khay niềng) và niềng răng cố định (sử dụng mắc cài). Mỗi loại có đặc điểm khác nhau và mức chi phí thực hiện cũng chênh lệch khá lớn.
1. Niềng răng bằng phương pháp tháo lắp
Đây là phương pháp cổ điển, dùng máng nhựa hoặc hàm nhựa (có móc hoặc không có móc) để mang vào hàm và nắn chỉnh răng từ từ. Có thể mở ra vệ sinh hằng ngày. Chỉ định cho những trường hợp đơn giản, dễ điều trị. Tuy nhiên, thời gian khi niềng răng tháo lắp lại chậm hơn các phương pháp khác và hiệu quả không cao.
Mặc dù có ưu điểm là tính thẩm mỹ cao, linh hoạt trong việc tháo gỡ trong những tình huống quan trọng hoặc ăn uống, chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên, nó lại không mang lại nhiều hiệu quả cho các tình huống răng sai lệch nhiều, khớp cắn phức tạp. Chi phí lại khá cao (gấp khoảng 3 lần phương pháp khác) nên đa số mọi người thường sử dụng niềng răng bằng mắc cài.

2. Niềng răng cố định bằng hệ thống mắc cài
Khi sử dụng niềng răng cố định, mắc cài sẽ được gắn vào thân răng từ lúc bắt đầu điều trị và chỉ được tháo ra khi kết thúc quy trình. Phương pháp này là phương pháp cổ điển, hiệu quả cao hơn rất nhiều so với phương pháp tháo lắp nhưng lại khó vệ sinh, tính thẩm mỹ không cao. Quy trình điều trị thường kéo dài từ 1 đến 3 năm.Trong các phương pháp niềng răng mắc cài thì mắc cài kim loại tự buộc được các bệnh nhân đánh giá mang lại hiệu quả tối ưu và nhanh thấy kết quả nhất. Nhờ lực kéo chỉnh mạnh mẽ và linh hoạt dịch chuyển của các mắc cài thông minh giúp rút ngắn rất nhiều thời gian điều trị, giảm được số lần hẹn đến nha khoa nên khá được ưa chuộng hiện nay.
Niềng răng mất thời gian bao lâu?
Thời gian niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng miệng hiện tại, độ tuổi niềng răng, chế độ ăn uống chăm sóc sau khi đeo mắc cài, phương pháp niềng răng,… Không thể nói chính xác là bao lâu nhưng thời gian sẽ nằm trong khoảng từ 1-3 năm và sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể sau khi kiểm tra, thăm khám.
Niềng răng giá bao nhiêu tiền?
Để các bạn có thể xác định rõ hơn về mức chi phí để có sự chuẩn bị chu đáo cho bản thân khi có nhu cầu thực hiện chỉnh nha – niềng răng, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn bảng giá niềng răng tại Nha khoa Dr Liệu
Đây là mức chi phí được niêm yết cố định tại nha khoa và không hề có sự thay đổi nào khác nên các bạn cứ yên tâm.
STT |
NỘI DUNG |
CHI PHÍ THAM KHẢO |
1 |
Khám bệnh, tư vấn thông thường |
Miễn phí |
2 |
Khám bệnh & lập kế hoạch điều trị chỉnh nha |
500.000 đồng |
3 |
Niềng răng invisalign |
80 - 120 triệu |
4 |
Niềng răng mắc cài kim loại thường |
25 triệu (case đơn giản) 35 triệu (case phức tạp) |
5 |
Niềng răng mắc cài sứ |
35 triệu |
6 |
Niềng răng mắc cài tự động |
35 triệu |
7 |
1 vít neo |
2 triệu |
8 |
Khí cụ chỉnh nha khác |
2 triệu |
9 |
Hàm Twin Block |
3 triệu |
10 |
Hàm nhựa tháo lắp |
3 triệu |
Chỉnh nha an toàn tại Nha khoa Dr. Liệu
Nha sĩ điều trị chỉnh nha của chúng tôi không chỉ nắm vững chuyên môn, thao tác khéo léo, có con mắt thẩm mỹ mà còn thường xuyên cập nhật kiến thức, thủ thuật hiện đại giúp:
– Hạn chế tối đa việc nhổ răng, ưu tiên bảo vệ răng tự nhiên;
– Hạn chế tối đa đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân;
– Tính toán kế hoạch chỉnh nha tối ưu theo các tiêu chí: an toàn – hiệu quả – thời gian và chi phí điều trị phù hợp với điều kiện.

Trên đây là các thông tin về niềng răng, đặc biệt là thông tin về niềng răng giá bao nhiêu và mất bao nhiêu thời gian, hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về niềng răng - chỉnh nha.
Liên hệ trực tiếp: Tầng 1, tòa 21T2 (mặt sau), Khu tổ hợp Hapulico, 81 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 024.6687.0204/ 0812.968555
Website: nhakhoadrlieu.vn