Có nhiều trường hợp người mất răng không thể trồng răng Implant ngay vì tiêu chuẩn xương hàm không cho phép, do đó để thực hiện trồng răng Implant được cần phải ghép xương. Vậy ghép xương trong cấy ghép implant là gì?
1. Ghép xương trong cấy ghép răng Implant là gì?
Ghép xương là một trong những kĩ thuật hỗ trợ nhằm phục hồi xương đã mất do các nguyên nhân như mất răng để lâu ngày, viêm nha chu hoặc các bệnh về nướu, do chấn thương hay mất xương do sử dụng hàm giả.
Việc mất xương làm thay đổi cấu trúc xương mặt và hàm, mất khung chống đỡ cho da và cơ mặt khiến cho khuôn mặt của chúng ta trở nên già hơn. Mất xương phổ biến hơn cả là do mất răng lâu ngày. Một số dữ liệu nghiên cứu cho thấy trong 3 năm đầu tiên sau khi mất răng, xương hàm có thể bị tiêu từ 40 – 60%. Việc phục hồi và duy trì cấu trúc xương mặt là hết sức quan trọng bởi điều này giúp chúng ta không những có khả năng ăn nhai tốt mà còn giữ cho khuôn mặt không bị biến dạng, trẻ trung hơn.
Xương sử dụng trong cấy ghép Implant có thể là xương nhân tạo hoặc xương tự thân. Hiện nay, loại xương phổ biến trong cấy ghép là xương nhân tạo có nguồn gốc từ san hô. Tùy vào tình trạng tiêu xương mà phương pháp cấy ghép xương ở mỗi người có thể khác nhau.

Với những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực nha khoa, mất răng giờ đây đã được giải quyết triệt để bằng liệu pháp cấy ghép răng. Với cấy ghép răng – dental implant (thay chân răng giả cho răng đã mất) bạn sẽ không cần phải mài hai răng khoẻ bên cạnh như trong phương pháp làm cầu truyền thống. Chân răng giả sẽ giúp việc ăn nhai tốt hơn, kích thích xương hàm phát triển và ngăn ngừa tình trạng mất xương.
Liệu pháp cấy ghép răng là lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân khi bị mất răng. Tuy nhiên, khi chiều dài và chiều rộng xương hàm không đủ đáp ứng được lực đỡ cần thiết cho Implant thì bắt buộc phải tiến hành ghép xương.
2. Tại sao nên lựa chọn cấy ghép implant thay vì hàm tháo lắp hoặc cầu răng sứ
So với hàm giả tháo lắp và cầu răng, Implant có những lợi ích vượt trội:
- Cảm giác như răng thật: răng cấy ghép implant cho khả năng ăn nhai và độ thẩm mỹ tương đương răng thật.
- Ăn uống ngon hơn: Bạn có thể thưởng thức mùi vị những món ăn ngon hay lọai rượu vang mà bạn ưa thích, vì không phải vướng víu với nền hàm tháo lắp bất tiện. Bạn cũng có thể dùng các loại trái cây hay hạt giòn giòn như đậu phộng. Nướu và niêm mạc miệng không còn bị kích thích hay bỏng rát do cọ xát với nền hàm giả nữa. Ăn uống ngon miệng hơn thì sức khỏe của bạn sẽ tốt hơn.
- Cố định: Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi ăn nhai, giao tiếp, sẽ không còn nỗi lo “rớt hàm” nữa!
- Thẩm mỹ: Implant giúp cho việc nâng đỡ xương và mô quanh răng, tạo ra những nét thẩm mỹ giống răng thật nhất!
- Chức năng: Phục hình cố định trên Implant giúp bạn sử dụng được chức năng của hàm răng tương đương 90% so với răng thật (trong khi ở hàm tháo lắp là 20-40%).
- Phát âm chính xác: việc mang hàm giả đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái với vấn đề phát âm. Phục hình Implant thì khác, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin với chính mình!
- An toàn: Implant và trụ Abutment được làm bằng vật liệu Titan, là vật liệu tương hợp sinh học tốt, được sử dụng rất nhiều trong cấy ghép y học hiện đại như làm khớp gối nhân tạo, kết hợp và cố định xương trong phẫu thuật chỉnh hình…
- Lâu dài và bền vững: sau khi bị mất răng, sẽ có hiện tượng tiêu nướu và xương ở vùng bị mất răng, ảnh hưởng nhiều đến hình dáng khuôn mặt. Hàm giả tháo lắp và cầu răng không thể ngăn cản được sự tiêu xương hàm. Nhưng implant có thể ngăn chặn được điều đó. Ngoài ra, nếu được cấy ghép đúng kỹ thuật và chăm sóc tốt, implant sẽ có độ bền suốt đời.

3. Trường hợp chỉ định ghép xương
3.1 Đối tượng chỉ định
- Những người đã mất răng lâu năm, khiến cho xương hàm bị tiêu quá nhiều và không còn đáp ứng đủ điều kiện để đặt trụ Implant.
- Xương hàm bị mỏng và yếu do bẩm sinh.
- Những người có phần xương hàm bị tổn thương do va chạm mạnh.
3.2 Đối tượng chống chỉ định khi ghép xương
- Người bị mất răng toàn hàm.
- Người mắc các bệnh mãn tính gây suy giảm miễn dịch như: tiểu đường, tim mạch, người đã trải qua quá trình hóa trị hoặc xạ trị,...
- Người đang gặp các bệnh lý răng miệng khác như: viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng…
- Người đang sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá nhưng không thể cai được.
4. Quy trình thực hiện ghép xương
Bước 1: Thăm khám và kiểm tra
Thông qua quá trình thăm khám và kiểm tra bằng phương pháp chụp CT 3D, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng xương hàm hiện tại của bệnh nhân. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh sát khuẩn và gây tê
Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sát khuẩn và gây tê vùng phẫu thuật. Đảm bảo bệnh nhân không cảm thấy đau nhức hay khó chịu trong quá trình bác sĩ thực hiện ghép xương.
Bước 3: Tiến hành ghép xương
Bác sĩ sẽ tạo vạt niêm mạc giúp bộc lộ vùng xương cần ghép. Sau đó dùng mũi khoan để khoan phần vỏ xương và đặt bột xương vào xương hàm. Cuối cùng đặt màng che bộ xương và cố định chúng lại.
Bước 4: Khâu đóng vết mổ
Tiến hành khâu đóng vạt niêm mạc, kết thúc quá trình phẫu thuật.
Bước 5: Kiểm tra sức khỏe bệnh nhân, hẹn tái khám
Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ cầm máu cũng như thân nhiệt của bệnh nhân. Nếu đã trở về mức bình thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ tại nhà và kê đơn thuốc giảm đau.

Trên đây là các thông tin về Ghép xương trong cấy ghép implant. Nếu bạn đang có ý định thực hiện cấy ghép implant hãy liên hệ với Nha khoa Dr Liệu để được tư vấn và thăm khám miễn phí bạn nhé.
Liên hệ trực tiếp: Tầng 1, tòa 24T2 (mặt sau), Khu tổ hợp Hapulico, 81 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 024.6687.0204/ 0934588474
Website: nhakhoadrlieu.vn