Trong các tình trạng răng lệch lạc như khớp cắn chéo, khớp cắn sâu, ngược,… thì khớp cắn hở là tình trạng phức tạp và khó điều trị nhất. Vậy bị hở khớp cắn là do đâu? Có niềng khớp cắn hở được không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
I – Những điều bạn cần biết về khớp cắn hở
1. Khớp cắn hở là gì? Hình ảnh khớp cắn hở nhẹ và nặng
Khớp cắn hở (open bite) là tình trạng khi cắn răng lại, răng hàm trên và hàm dưới không khớp với nhau, tạo ra một khoảng cách hoặc hở giữa hai hàm răng.
Để hình dung rõ hơn về tình trạng khớp cắn hở là gì, bạn có thể xem thêm những hình ảnh dưới đây:

2. Bị hở khớp cắn là do đâu?
Nguyên nhân gây hở khớp cắn chủ yếu do 5 yếu tố:
– Thói quen mút ngón tay cái hoặc ngậm núm vú giả từ nhỏ. Khi răng sữa vẫn còn mềm, việc thực hiện những thói quen này sẽ góp phần khiến răng bị đẩy lùi ra ngoài gây tình trạng khớp cắn hở.
– Thói quen đẩy lưỡi: Khớp cắn bị hở có thể xảy ra khi một người nói hoặc nuốt kết hợp đẩy lưỡi giữa răng cửa trên và dưới của họ. Điều này cũng có thể tạo ra khoảng cách giữa các răng.
– Rối loạn khớp thái dương hàm: Đôi khi mọi người sử dụng lưỡi của mình để đẩy răng ra quá mức khiến lệch khớp thái dương hàm và định vị hàm răng sai vị trí.
– Một số răng ngắn, răng mọc kẹt không thể tạo thành khớp cắn hoàn chỉnh.
– Vấn đề về xương (có thể do gen di truyền) Điều này xảy ra khi hàm của bạn bị nhô ra, cong lên hoặc cung hàm hẹp khiến hàm răng không đều khít khi cắn lại.
3. Tại sao nên chỉnh khớp cắn hở?
Chỉnh khớp cắn hở là việc rất nên làm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của bạn. Một số tác hại của khớp cắn hở như sau:
– Về tính thẩm mỹ: Đương nhiên một người có khớp cắn hở luôn tự ti với hàm răng của mình. Khuôn miệng rộng hơn, hàm trên hoặc hàm dưới nhô ra, đặc biệt không thể cười một cách tự nhiên.
– Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp: một khớp cắn mở có thể cản trở lời nói và phát âm, đặc biệt là những âm bật hơi hay cần uốn lưỡi và dùng hơi gió như: tr, ch, x, s, th,…

Một số tác hại của khớp cắn hở.
– Ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Bạn không thể cắn và nhai thức ăn đúng cách. Khi thức ăn không được nhai kỹ có thể gây bệnh đau dạ dày, và các bệnh đường ruột khác.
– Gây hại đến khả năng hô hấp: Khi không được ngậm miệng lại đúng cách, bạn có nguy cơ cao bị mắc các bệnh về hô hấp như viêm hong, phế quản.
– Răng mòn. Khi răng cửa mọc lại với nhau thường xuyên hơn, việc mài mòn có thể dẫn đến sự khó chịu và các vấn đề răng miệng khác bao gồm cả răng bị gãy.
Chính vì vậy, nếu bạn đang gặp vấn đề với tình trạng khớp cắn hở, hãy hẹn gặp nha sĩ hoặc bác sĩ chỉnh nha được tư vấn điều trị miễn phí!
II – Niềng răng khớp cắn hở – Giải pháp để có hàm răng đều đẹp
1. Cách niềng răng khớp cắn hở
Điều trị khớp cắn hở bằng niềng răng là phương pháp khá phổ biến. Niềng răng sẽ kéo răng trở lại vào vị trí phù hợp với trường hợp khớp cắn hở nhẹ, nguyên nhân do thói quen xấu hồi nhỏ.
Có 3 bước chính để niềng răng khớp cắn hở như sau:
- Nong hàm trên cho cung hàm rộng ra
- Gắn band niềng vào răng hàm rồi kéo lùi răng cửa hàm trên về phía sau
- Gắn mắc cài vào răng cửa hàm trên và hàm dưới để điều chỉnh khớp cắn.
Bằng việc sử dụng hệ thống dây thun, nẹp vít, mini vis và các kỹ thuật chuyên sâu, các bác sĩ có thể giúp đưa hàm răng khớp cắn hở về đúng vị trí mong muốn và tạo cung hàm chuẩn đẹp cho bạn.
2. Niềng răng khớp cắn hở mất bao lâu?
Niềng răng khớp cắn hở mất bao lâu còn tùy thuộc vào mức độ khó của răng. Quá trình điều trị có thể mất từ 6 tháng đến 2 năm và cần được đeo hàm duy trì trong khoảng 1 năm tiếp theo để cố định vị trí răng sau khi niềng.
Đã rất nhiều khách hàng thành công khi niềng răng khớp cắn hở tại nha khoa Dr Liệu. Vì vậy bạn hoàn toàn nên có niềm tin vì một hàm răng đẹp mà không cần phẫu thuật hay tốn tiền bạc.
.gif)
III – Những phương pháp điều chỉnh khớp cắn hở?
Ngoài cách nắn chỉnh khớp cắn hở bằng chỉnh nha niềng răng, tuy mang lại hiệu quả tốt nhưng tốn khá nhiều thời gian cho bạn.
Do đó, tùy từng mức độ và nhu cầu của bạn mà bác sĩ có thể tư vấn một số phương pháp chỉnh khớp cắn hở như:
1. Máng niềng răng trainer cho trẻ
Đây là giai đoạn hàm răng của trẻ còn dễ điều chỉnh. Ngoài các bài tập về lưỡi để hỗ trợ cải thiện khớp cắn hở, các bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng hàm trainer để khắc phục các thói quen xấu và chữa khớp cắn hở cho bé.
2. Bọc răng sứ/dán sứ veneer:
Phương pháp này áp dụng đối với tình trạng khớp cắn hở nhẹ. Bệnh nhân được điều chỉnh khớp cắn bằng cách chụp một lớp mão sứ bên ngoài răng thật. Lớp mão sứ này có kích thước và màu sắc tự nhiên giúp hỗ trợ thẩm mỹ và ăn nhai như răng thật.
Thời gian bọc răng sứ chỉ mất khoảng 5 - 7 ngày, nhanh hơn rất nhiều so với niềng răng khớp cắn hở.
3. Phẫu thuật khớp cắn hở
Nếu bệnh nhân bị khớp cắn hở do vấn đề về xương, chẳng hạn như xương hàm không khớp với nhau hoàn toàn có thể cần phải phẫu thuật chỉnh khớp cắn hở.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ và maxillofacial sẽ loại bỏ một phần xương hàm trên và điều chỉnh lại xương hàm giúp răng thẳng hàng và chuẩn khớp cắn.
Hiện nay nha khoa Dr Liệu đã và đang điều trị được rất nhiều ca khớp cắn hở khó. Hãy chuẩn bị tinh thần thật thoải mái và đến ngay với trung tâm để được lột xác với diện mạo hoàn toàn mới ngay hôm nay.
Nếu bạn cần hỗ trợ bất cứ thông tin về khớp cắn hở, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của Nha khoa Dr Liệu để được tư vấn trực tiếp bạn nhé.
Nha Khoa Dr.Liệu: Tầng 1, tòa 24T2 (mặt sau), Khu tổ hợp Hapulico, 81 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 024.6687.0204/ 0902.062.989
Website: nhakhoadrlieu.vn